Chè trôi nước

Mục lục bài viết

Chè trôi nước là một món ăn truyền thống rất được yêu thích của người dân Việt Nam, đặc biệt là vào những ngày lễ. Hôm nay, Sao Nam sẽ giúp bạn bỏ túi thêm cách làm món chè này theo một công thức mới cực kỳ đơn giản. Cùng Sao Nam vào bếp ngay nhé!

1. Chè trôi nước không bị cứng

Chè trôi nước không bị cứng
  • Chuẩn bị

    30 phút
  • Chế biến

    1 giờ
  • Độ khó

    Trung bình

Nguyên liệu làm Chè trôi nước không bị cứng Cho 4 người

 Khoai lang trắng 1/2 củ Đậu xanh cà vỏ 150 gr Bột nếp 400 gr Bột gạo 3 muỗng cà phê Bột năng 1 muỗng canh Đường thốt nốt 375 gr Gừng 70 gr(cắt sợi) Dừa sợi 70 gr Nước cốt dừa 450 ml Hành phi 2 muỗng canh Mè rang 1 ít Đậu phộng rang 1 ít(giã dập) Vani 1 gr(1 ống) Đường 2 muỗng canh Muối 1 ít

Cách chọn mua khoai lang trắng tươi ngon

  • Khoai lang trắng có vỏ màu trắng hơi ngà đục gần giống vỏ củ sắn thay vì có màu đỏ tía hay tím nhạt giống các loại khoai lang thường.
  • Bạn nên chọn mua những củ có vẻ ngoài lành lặn, không bị nứt hay sứt mẻ, khi cầm lên thấy cứng, nặng tay, không bị dập.
  • Nên chọn củ có kích thước vừa phải, không mua củ quá to vì có nhiều xơ, ăn không ngon.
  • Nếu thấy khoai bị rổ hoặc có màu đen thì không nên mua vì đó là khoai đã bị hỏng, khi nấu lên ăn sẽ bị đắng.

Nguyên liệu món ăn chè trôi nước

Cách chế biến Chè trôi nước không bị cứng

  • Vo sạch và ngâm đậu xanh

    Với 150gr đậu xanh cà vỏ mua về bạn đem vo sạch với nước nhiều lần. Cho 1 muỗng cà phê muối vào 1 lít nước ấm, khuấy đều và đổ đậu xanh vào ngâm trong 1 tiếng.

  • Hấp và tán nhuyễn đậu xanh, khoai lang

    Trước tiên bạn gọt vỏ 1/2 củ khoai lang trắng rồi cắt làm đôi, như vậy khi hấp sẽ mau chín hơn. Đậu sau khi ngâm xong thì chắt bỏ nước, cho vào xửng hấp với khoai lang trắng trong 30 phút.

    Đậu và khoai sau khi đã chín mềm, lấy dụng cụ ghiền, ghiền nhuyễn cả hai loại và để riêng.

  • Trộn bột bánh

    Cho khoai lang trắng tán nhuyễn vào 400gr bột nếp, thêm vào 360ml nước ấm cùng 1/4 muỗng cà phê muối rồi trộn đều.

    Mách nhỏ:
    • Trộn thêm khoai lang trắng vào bột sẽ giúp bánh được dẻo mềm hơn và để lâu cũng sẽ không bị cứng.
    • Trong lúc trộn bột bạn nên cho từ từ nước vào, cho đến đâu trộn đến đó để tránh bột bánh bị quá nhão sẽ rất khó nhồi.
  • Nhồi và ủ bột

    Dùng tay nhồi đều phần bột bánh khoảng 20 phút đến khi thấy khối bột dẻo, phao nhẹ, thử kéo ra thấy bột có độ đàn hồi, xong bị bở, dễ đứt là được.

    Sau đó, bạn dùng màng bọc thực phẩm bọc bột lại, hoặc tủ ủ bột ủ trong 3 – 4 tiếng cho bột nghỉ.

  • Sên nhân đậu xanh với dừa sợi

    Cho vào nồi 320ml nước cốt dừa, 125ml nước lọc, 1/3 muỗng cà phê muối, 1 muỗng canh bột năng, 3 muỗng cà phê bột gạo, khuấy đều để hỗn hợp hòa tan với nhau.

    Bắc nồi nước cốt dừa lên bếp đun với lửa nhỏ, khuấy đều đến khi phần cốt dừa sánh lại thì tắt bếp và thêm vào 1gr (1 ống) vani rồi đảo đều cho tan hoàn toàn.

    Đối với 80ml nước cốt dừa còn lại bạn dùng để sên nhân đậu xanh. Đậu xanh tán nhuyễn bạn cho lên chảo cùng với 1/2 muỗng cà phê muối, 2 muỗng canh đường, sau đó sên đậu xanh với nước cốt dừa trên lửa nhỏ đến khi nhân hơi ráo lại.

    Tiếp theo, thêm vào nhân đậu xanh 70gr dừa sợi, trộn đều cho hỗn hợp dẻo, dính thành khồi đồng nhất, không còn vụn đậu dính chảo. Sau cùng cho thêm vào 2 muỗng canh hành phi, trộn đều nữa là xong.

  • Bọc nhân đậu xanh

    Nặn phần nhân thành những viên tròn, mỗi viên nhân khoảng 20gr. Tiếp theo bạn cũng nặn phần bột bánh thành những viên tròn khoảng 30gr.

    Dùng ngón tay cái nhấn mạnh xuống bột tạo thành 1 vòng tròn vừa đủ rồi cho viên nhân vào, sau đó se tròn bột để phần vỏ bột ôm sát và bọc kín nhân đậu xanh.

    Phần bột bánh còn thừa bạn có thể vo thành những viên tròn nhỏ giống như trân châu nhé!

  • Nấu chè với nước đường gừng

    Bắc nồi lên bếp với 1 lít nước lọc, thêm vào 375gr đường thốt nốt và 1 muỗng cà phê muối, đảo đều cho tan hoàn toàn rồi nêm nếm lại cho độ ngọt vừa ăn.

    Cho vào 70gr gừng cắt sợi, đun sôi rồi cho những viên chè đã nặn vào, đun với lửa vừa khoảng 15 phút đến khi những viên chè chín, nổi lên trên, vỏ bánh căng và hơi trong thì tắt bếp.

    Lúc này bạn cho những viên chè ra chén, thêm vào 1 ít nước cốt dừa, mè rang và đậu phộng rang nữa là có thể thưởng thức được rồi.

  • Thành phẩm

    Chè trôi nước làm thỏa mãn các giác quan của bạn với những viên chè tròn căng vui mắt và mùi thơm nồng nàn của gừng ấm. Khi ăn thì vỏ bánh bên ngoài mềm dẻo, nhân đậu bên trong thơm béo có vị ngọt vừa đủ hấp dẫn vô cùng.

    Với cách nấu chè trôi nước không bị cứng này bạn có thể yên tâm để chè lâu hơn mà vẫn giữ được độ dẻo mềm như ý. Hãy thử làm để mời gia đình mình nhé!

2. Chè trôi nước không bị cứng (công thức được chia sẻ từ người dùng)

Chè trôi nước không bị cứng (công thức được chia sẻ từ người dùng)
  • Chuẩn bị

    2 giờ 30 phút
  • Chế biến

    30 phút
  • Độ khó

    Dễ

Nguyên liệu làm Chè trôi nước không bị cứng (công thức được chia sẻ từ người dùng)Cho 4 người

 Bột nếp 400 gr Đậu xanh bóc vỏ 150 gr Bột năng 40 gr Đường 430 gr Muối 1 muỗng cà phê

Nguyên liệu món ăn chè trôi nước

Cách chế biến Chè trôi nước không bị cứng (công thức được chia sẻ từ người dùng)

  • Làm phần nhân đậu xanh

    Đậu xanh đã đãi vỏ bạn mang vo sạch, ngâm 1 – 2 giờ cho nở. Cho nước xâm xấp đậu rồi nấu chín.

    Mách nhỏ: Có thể cho nước cốt dừa để nhân đậu béo và thơm hơn

    Khi đậu chín, bạn cho vào nửa muỗng cà phê muối và 2 muỗng cà phê đường (30gr), dùng  tán nhuyễn (hoặc cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn).

    Sau khi đậu nhuyễn, tiếp tục sên cho đậu hơi khô, có thể vo viên được. Tiếp đến, bạn vo đậu thành các viên nhỏ.

  • Nấu nước đường

    Bắc nồi lên bếp đun 1 lít nước với 400gr đường (có thể gia giảm tùy khẩu vị). Cho thêm 1/2 muỗng cà phê muối và gừng đã bào mỏng hoặc cắt sợi vào, đun sôi 15 phút rồi tắt bếp.

  • Trộn bột bánh trôi

    Cho từ từ khoảng 200ml nước ấm vào bột nếp. Nếu muốn ăn viên chè dai hơn bạn có thể cho thêm 30 – 40gr bột năng.

    Nhồi đều đến khi bột không dính tay sau đó để bột nghỉ trong vòng khoảng 10 phút.

  • Nặn bánh trôi

    Lấy một lượng bột vừa đủ khoảng 1 ngón tay cái, dàn đều rồi cho viên nhân vào giữa, khéo léo bọc kín phần nhân lại. Chú ý bọc kín tránh để nhân rơi ra trong quá trình luộc.

  • Nấu chè trôi nước

    Đun sôi nồi nước, cho các viên chè vào luộc. Khi các viên chè nổi lên là đã chín, nhanh chóng vớt ra tô nước lạnh cho viên chè săn lại.

    Sau đó bạn lại vớt các viên chè ra và cho vào nồi nước đường đã nấu trước. Bắc nồi nước đường lên bếp, đun lửa nhỏ, đủ để làm nóng nồi cho các viên chè ngấm đường.

    Múc chè ra chén, cho thêm mè trắng đã rang và nước cốt dừa vào là đã có thể thưởng thức rồi.

  • Thành phẩm

    Những chiếc bánh trôi trắng tròn, mềm mịn, có vị bùi của vừng, vị dẻo của nếp, vị ngọt của đường, thoang thoảng se se vị gừng, cắn một miếng thôi đã tràn ngập hương vị truyền thống của quê hương.

Cách chọn mua đậu xanh tươi ngon

  • Bạn nên chọn mua đậu có kích thước to vừa phải, đồng đều, không quá to, hạt còn nguyên vẹn, không có vết bị côn trùng cắn. Có thể dùng tay bóp thử, nếu thấy hạt đậu cứng, chắc, không bị mềm dễ vỡ là được.
  • Đối với món chè này bạn nên mua đậu xanh cà vỏ giúp việc nấu ăn thêm dễ dàng hơn. Bạn có thể tìm mua đậu tại các siêu thị hay cửa hàng tạp hóa có uy tín.
  • Không mua những loại đậu có màu sắc khác lạ, bị ẩm mốc, vón cục, kích thước các hạt không đồng đều, bị bể nát, khi ngửi có mùi lạ.
 

Vậy là Sao Nam đã giới thiệu đến bạn 2 cách nấu chè trôi nước không bị cứng, siêu mềm dẻo, thơm ngon lại yên tâm để được lâu mà không sợ bị lớp vỏ bánh bị chai cứng. Còn chần chờ gì nữa mà bạn không nhanh tay vào bếp làm ngay để cùng thưởng thức với gia đình, người thân!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *